Tại một số thành phố lớn của Châu Âu như Paris, Toulouse (Pháp), Zurich (Thụy Sĩ) hay Amsterdam (Hà Lan) còn bổ nhiệm chức danh “thị trưởng đêm” dành cho người phụ trách riêng nền kinh tế đặc thù này.
Nhiều quốc gia tại châu Á cũng nhanh chóng phát triển mô hình này, điển hình như Siem Reap của Campuchia đã thu hút một lượng khách khổng lồ nhờ những hoạt động náo nhiệt mỗi khi đêm về đêm bên cạnh các kỳ quan Angkor Wat, Angkor Thom. Với những quán bar, nhà hàng, khu vực chợ đêm, phố Tây rực sáng đèn, những xưởng thủ công đón khách cả đêm…, Siem Reap đã vươn mình thành một trong những thành phố du lịch hàng đầu Đông Nam Á. Năm 2018, Campuchia đón 6,2 triệu du khách, trung bình cứ 2,5 người dân đón 1 khách quốc tế.
Trong khi kinh tế đêm đã mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam dường như vẫn đang bỏ quên mỏ vàng này. Tại Việt Nam, ngoài một số chuỗi cửa hàng tiện lợi được phép mở cửa 24/24, các hình thức kinh doanh khác đều chịu quy định hạn chế về khung giờ.
Tại Hà Nội, bắt đầu từ năm 2016, UBND thành phố này đã cho thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ đến 2 giờ sáng các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật. Tuy nhiên, thí điểm này cũng chỉ được giới hạn ở quận trung tâm Hoàn Kiếm. Tương tự, tại TPHCM cũng chỉ thí điểm với phố đêm Bùi Viện.
Đã đến lúc Việt Nam nghiêm túc xem xét
Trao đổi với báo chí, Phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Trung Lương (nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng Cục Du lịch) cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần nghiêm túc xem xét hình thành nền kinh tế ban đêm bởi đây là “một phần không thể thiếu của dịch vụ du lịch” và Việt Nam không nên bỏ quên kho vàng đặc biệt này.
Chuyên gia kinh tế Cao Sĩ Kiêm đã hơn một lần nhấn mạnh: “Chúng ta phải hoà nhập với quốc tế. Ở các nước, kinh tế càng phát triển thì hoạt động ban đêm càng phát triển. Vì thế, dứt khoát chúng ta phải làm, từ dễ tới khó, từ những hoạt động nhỏ tới phạm vi lớn. Chúng ta phải hòa nhập với thông lệ quốc tế”.
Để nhìn rõ nhất nguồn lợi từ kinh tế đêm sẽ mang lại cho du lịch Việt Nam, có thể phân tích với trường hợp một trong những Phú Quốc – nơi được mệnh danh là viên ngọc quý ngàn năm, nhưng kinh tế du lịch muốn phát triển cần có kế hoạch đầu tư bài bản.
Bên cạnh sự ưu ái của thiên nhiên, Đảo Ngọc đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển mô hình du lịch bền vững và đặc biệt là chú trọng xây dựng nền kinh tế về đêm, bởi nguồn thu ban đêm chiếm tới 70% tổng thu từ một du khách.
Khởi đầu là chợ đêm Phú Quốc, nơi hiếm hoi để du khách vui chơi, thưởng thức ẩm thực khi mặt trời lặn. Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2019, trung bình chợ đêm Phú Quốc thu hút 3.500 khách mỗi đêm, chi tiêu bình quân 150 USD/người. Tính ra, mỗi ngày khu vực chợ đêm đã mang về cho Đảo Ngọc khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, giá trị bất động sản, giá cho thuê bất động sản và giá trị dịch vụ xung quanh chợ đêm trong bán kính 1km đã tăng lên 300%, mang về nguồn lợi lớn cho du lịch đất nước, địa phương, tiểu thương và người dân trong khu vực.
Tuy nhiên, đó mới là những hoạt động với quy mô còn nhỏ. Tại các địa phương du lịch như Phú Quốc, thực sự cần đến những mô hình “quần thể” quy mô tầm cỡ, nơi thu hút một lượng du khách khổng lồ từ trong và ngoài nước đến vui chơi và tiêu tiền cả ngày lẫn đêm.
Tiên phong dẫn đầu là Vingroup với quần thể Vinpearl Phú Quốc tại Bãi Dài. Khu vực này tập trung các Tổ hợp Casino Corona, biệt thự nghỉ dưỡng chuẩn 5 sao, thiên đường giải trí Vinpearl Land, vườn thú bán hoang dã Safari, bệnh viện Vinmec, sân Golf, đặc biệt là Siêu Tổ hợp Nghỉ dưỡng – Vui chơi giải trí và Mua sắm: Grand World Phú Quốc.
Grand World hội tụ vô vàn những tinh hoa Thế Giới như dòng sông Venice – kỳ quan của nước Ý, Clark Quay (Singapore), Asiatique (Bangkok) hay Lan Quế Phường (Hồng Kông),…