Liên hệ với chúng tôi
Tìm tài sản (Có 1.035 tài sản đang giao dịch.)
 

Xu Hướng Thị Trường - Philippines cảnh giác trước “gợi ý” thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc ở Biể

Ngày đăng: 08-01-2013 11:06

Bạn đang xem tin tức "Xu Hướng Thị Trường - Philippines cảnh giác trước “gợi ý” thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Ðông" được tổng hợp và đăng tải tại MLAND.COM

Chính phủ Philippines ngày hôm qua (7/1) đã thể hiện thái độ cảnh giác, thận trọng trước “gợi ý” của Đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh về việc Bắc Kinh sẵn sàng cùng Manila hợp tác để thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario

Đề nghị này cũng mới được Bộ Ngoại giao Trung Quốc lặp lại khi khẳng định cam kết theo đuổi giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

Nhật báo Philippine Daily Inquirer trích phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 7/1 nhấn mạnh Manila giữ quan điểm thận trọng trước tuyên bố về hợp tác chung của Trung Quốc.

Theo ông Rosario, bất kỳ sự hợp tác phát triển nào trong khu vực có tranh chấp đều phải tuân theo luật pháp của Philippines và các cuộc thương lượng thương mại về thăm dò dầu khí nên để cho khu vực tư nhân đảm trách.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Inquirer của Philippines hồi tháng trước, đại sứ Trung Quốc nói Bắc Kinh sẵn sàng bắt tay cùng khai thác các nguồn tài nguyên ở Bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) giữa lúc tranh chấp chủ quyền trên vùng biển này chưa thể được giải quyết trong tương lai gần.

Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã khởi sự các hoạt động thăm dò dầu khí nước sâu tại một số khu vực ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh vẫn trơ tráo phản đối các dự án hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam với Ấn Độ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn nhấn mạnh chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" như một sáng kiến mang tính xây dựng trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang căng thẳng.

Tuy nhiên, quan điểm này đã nhiều lần bị nghi ngờ về tính công bằng cũng như bị cho là “cái bẫy” mà Bắc Kinh đặt ra để “nhử” các nước láng giềng, bởi một mặt Trung Quốc rêu rao “giải quyết hòa bình” nhưng mặt khác lại ra sức củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự; đàm phán song phương với nước có yêu sách về chủ quyền, phản đối việc giải quyết bằng thương lượng đa phương.

Bài viết được trích dẫn nguyên văn từ nguồn tham khảo (nếu có). Vui lòng Liên hệ với chúng tôi để báo cáo sai sót.